Như các bạn cũng đã biết dây nhảy quang là một loại dây chuyển đổi tín hiệu quan trọng và không thể thiếu trong các hệ thống mạng viễn thông hiện nay. Tuy nhiên, việc hiểu thông số và sử dụng dây nhảy quang đúng cách, đạt hiệu suất tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này Hợp Nhất sẽ chia sẻ với các bạn một số những đặc điểm, ứng dụng, và lưu ý chi tiết về dây nhảy quang.
Dây nhảy quang thực chất là một đoạn cáp quang được đúc sẵn 2 đầu là các đầu nối quang được dùng để truyền tải và chuyển đổi tín hiệu đến các thiết bị chuyển đổi khác nhau. Dòng sản phẩm này có 3 loại chính tương thích với các chuẩn đường truyền được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Những loại đó bao gồm:
- Dây nhảy quang Singlemode OM2
- Dây nhảy quang Multimode OM2
- Dây nhảy quang Multimode OM3
Hình ảnh: Các loại dây nhảy quang phổ biến
Trong 3 loại dây nhảy này có dây nhảy quang Singlemode và dây nhảy quang Multimode (OM2) là được sử dụng nhiều nhất. Còn dây nhảy quang Multimode OM3 thì ít được sử dụng hơn, thông thường chỉ khi đòi hỏi tốc độ đường truyền cao thì mới cần đến loại dây này.
Về cơ bản nguyên lý hoạt động của 3 loại dây nhảy cáp quang này là giống nhau tuy nhiên do tín hiệu đường truyền và thiết bị đầu cuối là các chuẩn khác nhau nên dây nhảy sẽ có những sự khác biệt nhất định để các bạn có thể dễ dàng nhận biết và sử dụng.
Dưới đây sẽ là một số đặc điểm các bạn chú ý để tránh bị nhầm lẫn khi mua và trong quá trình thi công lắp đặt.
-Dây nhảy quang Singlemode có đặc trưng là màu vàng chanh, có 2 loại đường kính sợi chính là 2,0mm và 3,0mm được dùng trong các môi trường, không gian khác nhau. Dây nhảy Singlemode chỉ được dùng cho các hệ thống sử dụng đường truyền và các thiết bị chuẩn Singlemode.
Hình ảnh: Dây nhảy quang Singlemode giá rẻ
Hình ảnh: Dây nhảy quang Singlemode 2,0mm và 3,0mm
- Đặc trưng của dây nhảy quang Multimode là màu cam, cũng có các loại sợi 2,0 và 3,0 và được dùng với đường truyền tín hiệu chuẩn Multimode.
Tuy đường kính sợi lớn nhỏ khác nhau nhưng không phải vì vậy mà tốc độ truyền tải sẽ khác nhau đâu. Với dây nhảy quang Singlemode đường kính lõi truyền dẫn đều là 9 microns với cả 2 loại dây 2,0mm và 3,0mm.
Hình ảnh: Dây nhảy quang Multimode giá rẻ
Hình ảnh: Dây nhảy quang Multimode hãng DYS 2,0mm và 3,0mm
Dây nhảy Multimode thì sẽ lớn hơn, đường kính sợi sẽ là 50 microns. Cả 2 loại dây này chỉ khác nhau ở độ dày của vỏ bao bọc. Các dây 2,0mm thì vỏ bọc sẽ mỏng hơn dây 3,0mm, cũng bởi vậy mà dây 2,0mm thường được sử dụng trong các hộp phối quang (ODF) cần tiết kiệm diện tích còn dây 3,0mm thì được dùng với những thiết bị có diện tích khoảng trống lớn hơn.
Hình ảnh: Điểm đánh dấu A,B ở hai đầu dây nhảy quang
Ngoài ra, dây nhảy quang có 2 loại sợi một là sợi đơn (Simplex) dùng cho các kết nối 1 sợi quang và sợi đôi (Duplex) dùng cho các kết nối 2 cổng quang. Trên đầu nối của các loại sợi đôi thì sẽ có được gán 2 đầu A,B để bạn có thể phân biệt, đánh dấu tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.
Nhà sản xuất cũng có in nổi các thông tin trên dây bao gồm: hãng sản xuất, loại sơi, đường kính lõi… các bạn có thể xem lại thông tin sản phẩm nếu thấy chưa chắc chắn.
Hình ảnh: Thông tin in trên dây nhảy quang Singlemode
Hình ảnh: Thông tin in trên dây nhảy quang Multimode
Về cơ bản 2 loại dây này có những điểm giống và khác nhau như vậy, tiếp đây mình sẽ nói chi tiết đặc điểm, ứng dụng của các loại đầu nối dây nhảy quang để các bạn hiểu rõ hơn về từng loại dây nhảy.
Dây nhảy quang có 2 đầu kết nối truyền tải thông tin đến các thiết bị truyền dẫn khác nhau, mỗi loại đầu nối được dùng cho một ứng dụng riêng biệt. Và cơ bản, phổ biến nhất vẫn là 4 loại đầu nhảy SC,LC,FC,ST. Trước khi tìm hiểu chi tiết ứng dụng của các loại đầu nhảy này mình xin lưu ý với các bạn một chút về 2 loại đầu nối UPC và APC.
Hình ảnh: Đầu dây nhảy chuẩn UPC
Đầu nối chuẩn UPC và chuẩn APC là những chuẩn đầu nối được sử dụng chính cho các kết nối mạng trong những quy mô và hệ thống khác nhau. Dựa vào đặc tính của nó mà người dùng thường sử dụng chúng cho các thiết bị khác nhau.
Hình ảnh: Đầu dây nhảy chuẩn UPC màu xanh dương
Đầu nối chuẩn UPC có màu xanh dương, chuẩn APC có màu xanh lá cây sự khác biệt ở 2 đầu nối này nằm ở điểm tiếp xúc quang. Các loại đầu nối UPC có diện tích tiếp xúc quang dạng phẳng và lớn, điểm tiếp xúc chuẩn APC có dạng vát nhọn. Đầu nối chuẩn UPC sử dụng công nghệ PON và IPON đáp ứng các tiêu chuẩn về suy hao quang được dùng chủ yếu với các hệ thống nội bộ doanh nghiệp, văn phòng.
Hình ảnh: Đầu dây nhảy chuẩn APC màu xanh lá cây
Còn đầu nối chuẩn APC thì sử dụng công nghệ GPON hiện đại hơn nên độ suy hao tín hiệu giảm đi đáng kể so với chuẩn UPC. Cũng bởi vậy mà đầu nối chuẩn APC thường chỉ được sử dụng trong các hệ thống mạng viễn thông diện rộng với các nhà mạng.
Hình ảnh: Dây nhảy quang Singlemode đầu nối SC/APC
Các bạn cũng lưu ý giúp mình một điều đó là: Đầu dây nhảy quang giới hạn số lượng lần sử dụng tương đương với số lần cắm vào thiết bị, bên cạnh khó đi bạn rút ra cắm vào nhiều lần thì đầu tiếp xúc quang sẽ bị ảnh hưởng, độ suy hao quang sẽ tăng lên và làm giảm độ ổn định của tín hiệu đường truyền. Các bạn hãy lưu ý điều này.
Một hệ thống mạng thông thường sẽ sử dụng rất nhiều những thiết bị đấu nối khác nhau, đó là chưa nói đến mục đích truyền tải là tín hiệu gì? Bởi vậy, dây nhảy quang cũng có nhiều đầu nối được dùng với nhiều những ứng dụng khác nhau.
-Dây nhảy quang SC được dùng chủ yếu để truyền tải tín hiệu từ hộp phối quang ODF tới các bộ chuyển đổi quang điện.
Hình ảnh: Dây nhảy quang Singlemode với bộ chuyển đổi quang điện
Đầu SC có dạng hình vuông, bên ngoài đầu dây nhảy được làm bằng nhựa, phần tiếp xúc quang được làm bằng xứ. Trên đầu dây nhảy có kí hiệu khe cắm dể các bạn cắm đúng cách.
-Dây nhảy quang LC dùng để chuyển đổi với các sản phẩm Module quang chuyển đổi tín hiệu sang các thiết bi mạng. Thường thì sẽ từ các Adapter LC ra trực tiếp Module quang. Đầu nhảy này là đầu vuong nhỏ, nhỏ hơn nhiều và có quy cách đầu bấm khác so với đầu SC.
Hình ảnh: Dây nhảy quang LC ứng dụng trong các Module
-Dây nhảy quang FC được dùng cho các ứng dụng truyền tải tín hiệu hình ảnh, âm thanh với các hệ thống camera, TVI,CVI…đầu dây nhảy này có màu đen, hình tròn , đầu dây nhảy có lẫy tròn dùng để cố định khi cắm với các thiết bị bộ chuyển đổi video converter.
Hình ảnh: Dây nhảy quang FC cho các ứng dụng hình ảnh, video
-Đầu dây nhảy ST có quy cách tương đối giống với đầu FC , đầu nhảy ST cũng dạng tròn, có lẫy chốt sử dụng lò xo, điểm tiếp túc quang của đầu dây nhảy này dài hơn rất nhiều các loại bình thường. Điểm đáng chú ý ở dây nhảy này chính là các ứng dụng đặc biệt của nó, loại dây nhảy này chỉ dùng được với các Rơ le điện và bộ chuyển đổi E1 (Ethernet).
Trên đây là hình ảnh, đặc điểm cũng như ứng dụng của sản phẩm dây nhảy quang. Hi vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích và lựa chọn sử dụng dây nhảy quang hợp lý nhất.
Các câu hỏi, thắc mắc về sản phẩm quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline 0966 100 110 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
>> Các thông tin liên quan đến sản phẩm:
Cách phân biệt dây nhảy quang và dây hàn quang
Lý do dây nhảy quang Singlemode được ưa chuộng